Nhược trương, ưu trương, đẳng trương: Những thuật ngữ này có thể khiến bạn lo lắng khi mới bắt đầu tìm hiểu về khoa học điều trị IV, nhưng đừng lo lắng! Bài viết này sẽ giải thích rõ ràng ý nghĩa của các chất lỏng nhược trương, ưu trương và đẳng trương.
1. Khi nào dùng chất lỏng nhược trương?
Trước hết, cần phải có sự so sánh với ít nhất một chất lỏng khác để gọi là nhược trương, ưu trương hay đẳng trương.
Thứ hai, cần hiểu rằng muối có khả năng thu hút nước. Bạn có bao giờ thái nhỏ hành tây và nấu chưa? Nếu không rắc muối, nước trong hành sẽ mất nhiều thời gian để thoát ra. Muối giúp hút hơi nước từ hành tây.
Sự khác biệt giữa các dung dịch nhược trương, ưu trương và đẳng trương nằm ở lượng muối hoặc chất tan (các phần rắn trong hỗn hợp) mà dung dịch đó chứa so với các dung dịch xung quanh.
2. Chất lỏng nhược trương – Hypotonic
Theo tiếng Hy Lạp, từ “hypo” có nghĩa là “dưới” hoặc “bên dưới”. Điều này có nghĩa là các chất lỏng nhược trương chứa ít muối và chất tan hơn so với các dung dịch xung quanh.
Cơ thể con người cần các dung dịch truyền tĩnh mạch – IV để trở thành chất lỏng nhược trương, vì chúng cần có khả năng thẩm thấu vào các tế bào – nơi có nhiều muối và chất hòa tan hơn. Nếu dịch không thể thẩm thấu vào tế bào, chúng không thể cung cấp lượng nước cần thiết cho tế bào. Vì lý do này, chất lỏng truyền tĩnh mạch vẫn được pha trộn với muối và chất điện giải nhưng với một lượng ít hơn bình thường.
3. Chất lỏng ưu trương – Hypertonic
Theo tiếng Hy Lạp, từ “Hyper” có nghĩa là “trên” hoặc “vượt quá”. Điều này có nghĩa là dung dịch ưu trương chứa lượng muối và chất tan cao hơn so với các chất lỏng xung quanh. Mức độ muối cao sẽ thu hút độ ẩm từ các dung dịch xung quanh cho đến khi đạt trạng thái cân bằng nội môi. Chúng ta thường không muốn dung dịch IV là ưu trương vì điều đó có nghĩa là chúng không những không thẩm thấu vào tế bào mà còn hút nước ra khỏi tế bào, gây ra tình trạng mất nước bên trong tế bào.
4. Chất lỏng đẳng trương – Isotonic
Theo tiếng Hy Lạp, từ “iso” có nghĩa là “giống nhau” hoặc “tương đương”. Khi một dung dịch đẳng trương, nó sẽ có cùng lượng muối và chất tan như các dung dịch xung quanh, cho phép trao đổi chất lỏng tự do giữa hai dung dịch.
Khi ma trận chất lỏng trong cơ thể đạt đến trạng thái đẳng trương, chúng sẽ đạt được sự cân bằng lý tưởng giữa lượng muối và chất lỏng trong tế bào và trong chất nền xung quanh. Khi đạt đến đẳng trương trong máu, bạn đã được bù nước đúng cách.
Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn biết chất lỏng nhược trương là gì và có kế hoạch sử dụng hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến